Thương Về Gò Công (Nhạc)
Sao Em Không Nhớ Gò Công
Về lại Gò Công viếng chốn xưa,
Lăng miếu đìu hiu với nắng mưa ...
Nơi đây công đức còn ghi dấu,
Mãi mãi ngàn sau vạn kẻ thờ !!
NM
Thăm di tích cổ ở Gò Công Đông
Chiều hôm qua đang ăn cơm.bất chợt Ti rủ sáng sớm mai đi Gò Công chơi,
ăn bún thịt nướng và bánh giá rồi đi chụp thêm một số hình ảnh chưa có.
Cái thằng ham đi thật, mới đi 2 ngày thứ sáu và thứ bảy trên Daklak, CN
thi, thứ hai đi làm vậy mà thứ ba còn muốn đi nữa, nhưng tôi cũng vui vẻ
chấp thuận...
***
Đền thờ Võ Tánh
Địa điểm đầu tiên hai cô cháu ghé là Đền thờ Võ Tánh,
đây là đền thờ mới xây lại tuy hoàn tất nhưng chưa hoàn chỉnh, cửa đóng
then cài, bên trong sân hoang vắng không trồng cây cỏ hoa lá gì, Ti
phải leo lên hàng rào giơ đt lên cao để chụp làm mình cứ lo nếu như đt
rớt vào bên trong hàng rào khá cao kia thì không biết làm sao nữa ?
Địa điểm
thứ hai Ti muốn ghé là Lăng Hoàng Gia, theo Google Ti muốn đi bằng con
đường nhỏ bên trong, con đường nầy khá nên thơ và nhà cửa cũng khá nhiều
nên khg thấy hiu quạnh, hai bên đường cây cối xanh tươi thật là mát!
Cũng hơi sốt ruột vì đi hoài không đến nơi, định tìm người dân ở đó hỏi
thăm thì Lăng đã hiển hiện ngay trước mặt trong một khuôn viên khá rộng
với kiến trúc cổ kính, dù có treo bảng ghi di tích dành cho du
lịch, nhưng khu vườn chung quanh Lăng chỉ có cây cối không có hoa và
một vài thân cây lớn bị chặt ngay trên đường vào ở cổng chính, tất cả
đều rêu phong cổ kính. Hồ thuỷ tạ chỉ có nước mà không có một cọng sen
hay súng nào...
Mấy hôm nay
hay buồn ngủ và sáng nay thức dậy sớm cho nên lười chụp hình tôi nói
với Ti đi dạo một mình vì chỉ có hai cô cháu vô tham quan thôi , phải có
một người ngồi lại trông xe...
Mãi đến khi Ti chụp xong thì người
quản lý Lăng từ quán cà phê bên kia đường mới vào Lăng, chú cũng độ tuổi
trung niên và rất vui vẻ. Sau khi tự giới thiệu mình tên Dũng, người
đại diện tiếp đón khách tham quan lẫn tổ chức sự kiện mỗi khi có đoàn
truyền hình hay đoàn thể du lịch đến, chú cho biết vẻ hoang sơ nầy còn
thu hút các cặp cô dâu chú rễ tới chụp hình kỷ niệm...Theo chú bây giờ
nhà cửa văn minh phát triển nhiều khiến người ta tôn quý di tích cổ xưa
và ao ước cuộc sống lứa đôi sẽ trường tồn như Lăng cổ....Thật là một tư
duy đầy ý nghĩa !!
Ngoài những lý do đó, người quản lý nhiệt tình
còn bổ sung thêm một lý do mà người ta thích đến đây nhiều ngay cả những
đoàn thể tôn giáo, đó là yếu tố tâm linh, vì mỗi khi về thăm Gò Công
thì du khách đều đến đây trước rồi mới đi tới nơi khác, người ta nói sau
khi viếng Lăng về tự nhiên trong người cảm thấy nhẹ nhàng và thanh
thoát chú quả quyết như thế
Vẻ hoang sơ cổ kính vắng vẻ của Lăng
không làm cho tôi cảm thấy xa cách mà trái lại có một cái gì đó gần gũi
xen chút ngậm ngùi, chợt nhớ hai câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan :
"Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Đền cũ lâu đài bóng tịch dương..."
"Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Đền cũ lâu đài bóng tịch dương..."
Nhưng đây là buổi bình minh cho nên dù có muốn ngậm ngùi tiếc nhớ thì
có chăng là sự hoài niệm của một thời quân chủ xa xưa còn hưng thịnh,
còn những vị quan trung thành hết lòng vì dân vì nước....Không biết có
phải do ảnh hưởng lới nói tâm linh của chú Dũng hay không mà trên đường
về tôi cảm thấy tâm hồn thanh thản, người nhẹ nhàng không mõi mệt...Chợt
nghĩ mình có nên hy vọng cho tương lai đất nước với sự độ trì linh
thiêng cùa các vị trung thần chúng ta sẽ có một thế hệ thật sự yêu quê
hương, yêu dân tộc, một dân tộc vốn dĩ đã từng chịu đựng biết bao đau
khổ nầy không ? Mong lắm thay !!
Trước khi rời Lăng Hoàng Gia, chú Dũng còn ân cần giới thiệu thêm hai di
tích khác là bà con với nhau, và hai nơi nầy lại nằm trong thành phố
GC, sau vài phút đắn đo hai cô cháu quyết định quay lại thăm mộ Ông
Trương Định rồi về
***
Mộ Ông Trương Định
Mộ ông Trương Định nằm nơi hai con đường giao
nhau như một mũi tàu và trong khu dân cư sầm uất , có lẻ vì thế mà cây
cối được chăm sóc xanh tươi, những chậu sứ Thái Lan nở rực đầy hoa đỏ,
có lẻ vì sợ không kịp giờ cho nên Ti chú ý đến cảnh nhiều hơn hoa, mà
thôi còn nhiều dịp về đây sẽ bổ sung thêm
***
Một ngôi nhà cổ trong thành phố
Đây cũng là một ngôi nhà cổ trong thành phố nhưng đã bị nhà nước sử dụng
làm nơi sinh hoạt tập thể, kiến trúc khá đẹp, tuy nhiên không biết
nguồn gốc của ai ?!