Thứ Ba, 28 tháng 9, 2021

NTV 91 - Giáng Sinh nầy Mẹ được về nhà mới !!

Giáng sinh nầy,
Giáng sinh nầy mẹ được về nhà mới,
Không xa xôi, không cách trở xa vời...
Gia đình ta chừ đã ở một nơi,
Con chỉ biết xin cúi đầu tạ lễ.
Cao trên cao chuông nhà thờ ngạo nghễ,
Từng tiếng chuông vang vọng giữa hư không...
Đêm đầy sao lấp lánh giữa mênh mông,
Con lại thấy cõi lòng mình ấm lại !
NM

Giáng Sinh nầy Mẹ được về nhà mới !!
Sau bao nhiêu mỏi mệt và thật nhiều cố gắng mới đưa được hai hủ tro cốt của ông nội và mẹ về "sum họp" một chỗ với ba và bà nội !!
Chỗ gởi cốt của ông nội và mẹ là do ba chọn lúc còn sống với lý do chùa nằm trong khu Xóm Gà Gò Vấp ngày xưa, mẹ mất từ 1980 , ông nội cũng hốt cốt sau đó khoảng 4,5 năm, chùa lúc ấy hãy còn nghèo Thầy trụ trì cũ cùng một tuổi với ba cho nên hai người trò chuyện rất tâm đắc, có lẻ đó là lần đầu tiên ba đi chùa lạy Phật, lúc đó lòng cảm thấy vui và ấm áp vô cùng vì ngoài mấy cha con còn có ba anh em anh Hai T con bác Hai dự kiến !!
....Sau đó chùa có Thầy trụ trì mới vì Thầy trước bị bệnh rồi mất, Thầy mới có công xây dựng chùa trong một thời gian khá dài hơn 15 năm mới hoàn tất....
Cái số của mẹ gian nan, bây giờ chùa có dành hai phòng để hủ cốt, một bên của nữ, một bên của nam. sắp xếp theo thứ tự alphabet thế nhưng ông nội lúc nào dù có dời đổi chỗ khác cũng dễ thấy, còn mẹ bây giờ chuyên "cố thủ" tuốt trên chót vót đụng nóc lại ngay góc cho nên mỗi lần có dịp thăm Ti phải dùng điện thoại chụp hình, rọi đèn nhìn coi hủ có bị gì không..?!.Tuy thường cúng dường và quy y ở chùa nhưng mình không đòi hỏi chỉ nghĩ tuỳ duyên thôi....Thế nhưng cuối năm qua và đến tận tháng 11 vừa rồi, hủ cốt của mẹ được dời ra và cứ nằm ngang chổng chơ, nằm meo đến nỗi chỉ cần con chuột hay mèo chạy ngang là rơi xuống !!
Mấy ngày rằm lớn và đôi khi ghé chùa có nhắc 6,7 lần nhưng khg có một sự quan tâm nào !! Thế là đành âm thầm xin chuyển ông nội và mẹ đi thôi, may mắn là phòng nơi gởi bà nội và ba ở tháp đã đủ chỗ nhưng lại có người xin rút hai hủ cốt về quê, thế là làm đủ mọi cách để đem hai hủ tro cốt ông nội và mẹ về chung một phòng...
Biết bao buồn giận và ấm ức không ngờ lại xảy ra nơi cửa Phật từ bi, nhưng thôi nhắc lại làm gì
Phần thưởng tinh thần lớn nhất là bên cạnh những vụn vặt cuộc đời cũng có những tấm lòng thật vui vẻ dễ thương bù đắp dù đó chỉ là những người rất đời thường !!
Lại nhớ ngày xưa khi ba mẹ mới chia tay nhau lúc hãy còn rất trẻ, bà ngoại và bà nội đều thương và buồn, mỗi lần có dịp thăm, nội hay ngoại đều nói trước đám cưới có đi coi thầy , thầy nói sẽ có lục đục nhưng "về già" sẽ sum họp cùng nhau !!
Giờ thì đã về cùng một chỗ rồi, ước gì tất cả hãy còn sống thì vui biết bao nhiêu, nhưng riêng với mình đây là tâm nguyện, hai cô cháu đã lau chùi sạch sẽ và gắn hình lại đàng hoàng cho hủ cốt của mẹ, người ta nói sống sao chết vậy thật là đúng, lúc sống đời mẹ rất gian truân giờ mất đi gần 40 năm mới tạm ổn định
Đây là mùa Noel ý nghĩa đối với gia đình, vẫn chưa nói cho tụi nhỏ biết vì muốn dành điều ngạc nhiên nầy cho tụi nó khi đi thăm ông bà cha mẹ vào đầu năm mới 2020
NM PTND
(Gia đình tôi)

NTV 90 Thương quá bồ câu ơi !

 

Hội ngộ chim câu,

Bay từ muôn vạn nẻo.
Hội tụ về nơi đây,
Gieo duyên đầy thiện ý,
Mong no đủ mỗi ngày !
Ngờ đâu cơn dịch bệnh,
Đã khiến chim rả bầy..
Rồi giờ đây hội ngộ,
Bầy chim xao xác bay...!!
NM

Thương quá bồ câu ơi !

Không biết tự bao giờ KC rất có duyên với động vật, nhưng duy nhất lần nầy mới thật sự cảm xúc vì được nhận thấy rõ và nó đã đem lại niềm vui không ít trong thời gian dịch bệnh hoành hành trở lại....
Lần cách ly trước hai cô cháu có đi về Bến Tre chơi, vừa thăm sui gia của em trai vừa cho Poney được thăm anh em của nó, lần đó thật vui khi chứng kiến cảnh mua bán gạo khá đông khách, được trò chuyện với bà con và ăn buổi cơm chay thật ngon miệng khi về còn được tặng một bịch gạo lứt rất ngon hai cô cháu vui vẻ mang về nhà, ăn được vài lần thì tạm ngưng vì nhà có 3 người mà người thứ ba không ăn được đành để dành bao gạo lại ! Ai ngờ cách đây một tuần mang ra xem mới biết gạo có rất nhiều mọt sanh sôi, mọt ăn gạo làm gạo đổ ra cám bột !!
Thật là tiếc quá chừng, đã dùng rây rây lại nhưng không thể nấu ăn bình thường được, trong lòng thật tiếc vì không nỡ bỏ hết tất cả số gạo đó mà cho se sẻ ăn hàng ngày như vẫn rải trước sân, nhưng biết chừng nào se sẻ ăn mới hết đây ? Chợt nhớ mỗi sáng về Q3 lúc đi ngang qua công viên đều thấy bồ câu tập trung ở đó và còn bồ câu ở nhà thờ Đức Bà nữa !! Thật là vui và nhẹ cả lòng, thế là sáng sớm trước khi đi lấy rây, rây một mớ đem theo, sau khi ăn sáng và đi chợ xong hai cô cháu chạy ra nhà thờ Đức Bà và không ngờ chuyện giản dị chỉ cho bồ câu ăn mà đem lại cho mình một sự ngạc nhiên thích thú ?!
Sáng hôm đầu tiên KC đến, vừa xuống xe cầm bịch gạo là chim đã từng đám vừa bay vừa chạy đến, rải nắm gạo đầu thì không biết từ đâu bồ câu ào ạt đổ về, càng lúc càng nhiều vô số, ngày hôm đó chung quanh khuôn viên trước tượng Đức Mẹ cũng có nhóm luyện tập xe đạp đang đứng nghỉ mệt, vài gia đình chở con đi ngang qua nhìn thấy ngừng lại chụp ảnh, chỉ tiếc chim quá đông các đứa bé rất thích thú khi được cha mẹ cho vào đứng giữa đám bồ câu để chụp ảnh, ban đầu các bé còn ngoan nhưng sau đó chạy đuổi bồ câu khiến chim bay tứ tán, nhưng thương cái là bồ câu lại bay đến tụ tập trước mặt mình chờ rải gạo !!
Và cách ngày lần thứ hai, hai cô cháu bàn nhau đến sớm, trước khi ăn sáng và đi chợ để tránh đám trẻ nghịch ngợm, lần nầy càng xúc động hơn vì khi KC vừa bước xuống xe, giống như một phép lạ lũ chim bồ cậu rải rác lang thang đã lạch bạch chay đến và rần rần từ trên cao mọi phía chim ồ ạt bay về đậu trước mặt KC chờ rải gạo, Ti nói nó nhận ra mình mà bay đến, lần nầy đông khủng khiếp, hôm đó chỉ có vài người đứng xin lễ trước tượng Đức Mẹ và một đôi thanh niên trẻ đang chụp ảnh cưới, nhìn thấy cảnh chim đổ về nhiếp ảnh viên đã kêu đôi thanh niên chạy đi chạy lại để ghi lại cảnh cả dàn chim vỗ cánh bay lên !! Ti cũng vội vã ghi lại một đoạn ngắn, Ti có vẻ bực mình nhưng KC thì vui, vui vì không hiểu sao mặt mình bịt kín mà bồ câu vẫn nhận ra và đổ về xôn xao như vậy...!
Lần thứ ba cũng đi sớm, nhưng đám bồ câu lang thang lẻ tẻ trước bồn hoa, vừa thấy KC đứng xuống là chúng lạch bạch chạy tới và cũng như thế bồ câu từ trên cao cũng bay về....Chỉ một vài phút sau thì có hai người đàn bà cũng lớn tuổi đến, họ cũng rải gạo, có người rải cơm, đám bồ câu chỉ chạy đến lẻ lẻ đến trước họ nhưng vẫn tập trung trước mặt KC rất nhiều, nhưng hơi buồn vì hôm nay không hiểu sao bồ câu ít đi bớt khiến trong lòng khá thắc thỏm khi có người bán vé số đi ngang nói chim nhiều quá đôi khi bay ra đường bị xe cán !!
Điều KC thắc mắc là có khi nào việc mình làm lại khơi gợi lòng tham của một số người nghèo "nhẫn tâm" khác? Chim tập trung quá nhiều từ dưới đất, trên không đổ về xúm xít trước mặt hai cô cháu có khi nào khiến họ cũng làm như vậy để bắt ăn hoặc đi bán, tất cả khách vãng lai lúc đó đều thốt lên không thể ngờ chim bồ câu nhiều đến như thế !
Cảnh tụ tập quá nhiều khác thường của bồ câu lần trước rồi bồ câu lần sau ít đi gây thắc mắc trong lòng có khi nào lòng tốt của mình đã hại đám bồ câu đó không ? Lúc trước sáng nào KC cũng rải chút gạo trước nhà vì thấy se sẻ nhảy nhót tìm thức ăn, lâu ngày chim sẻ quen rủ nhau tụ tập khá đông...nhưng đến một hôm vắng hẳn mới biết là có người rình thấy đã làm bẫy bắt chim đi !!
Nói với Ti lần thứ hai bồ câu tụ tập về quá đông quây quần chung quanh và trước mặt mình thật quá bất ngờ làm mình xúc động muốn ứa nước mặt !!
Sáng nay lòng bỗng dưng không vui hỏi Ti ngày mai có cho bồ câu ăn nữa không ? Ti nói vẫn cho đến khi nào hết số gạo đó cộng thêm ký lúa mới mua thêm....rồi sẽ tính tiếp vì đã chứng kiến cũng có người cho bồ câu ăn, không có mình chắc bồ câu cũng không đói
Bâng khuâng không biết mình giúp bồ câu no hay hại bồ câu bị người bắt đây ? Phật nói quả không sai người ta ghét mình cũng khổ, nhưng người ta thương mình cũng khổ...Giá mà buổi thứ ba số chim bồ câu tụ tập vẫn nhiều và xôn xao như buổi thứ hai thì lòng mình sẽ vui và nhẹ nhàng thanh thản hơn !!
NM PTND (P1)

Hôm nay CN mà mình lại quên mất, 
một ngày như... mọi ngày vậy thôi !
Buổi sáng cũng bắt đầu ra đường từ hơn 6g, lộ trình không thay đổi, từ nhà ra Nhà thờ Đức Bà vắng vẻ, cây cỏ đang được tưới tiêu chăm sóc, tuy cảnh quang như vậy nhưng hình như cây cối xanh tươi hơn, ra hoa nhiều hơn và cây mọc cao hơn, giữa mùa dịch "khủng hoảng" như vậy mà cảm giác của mình lại không bi quan như năm ngoái hay đó là linh cảm lạc quan về dịch bệnh trong thời gian sắp tới ?
Từ ngày có dịch bệnh và giãn cách cho đến nay công viên nhà thờ vắng hẳn chỉ có một, hai người ghé vội rồi đi, Ti hôm nay cũng không xuống xe mà rải thực phẩm từ ngoài vào công viên cho bồ câu ăn, dù là việc làm hữu ích nhưng cũng sợ bị phạt chỉ vì thương lũ chim đang thiếu ăn giữa mùa dịch bệnh. Tội nghiệp chúng đi thơ thẩn ra cả ngoài đường tìm thức ăn, thấy mình từ xa là ào ạt bay đến chen chúc thi nhau mổ từng hạt lúa, hạt gạo 
Ti nói sợ người ta cười mình lo cho bồ câu nhưng mình lại giải thích đó cũng là một số sinh linh tội nghiệp chúng không thể nào dùng lời kêu cứu với ai, mình đã từng chứng kiến có con vì đói chạy ra giữa đường bị xe cán phải thật đáng thương ! Mình không giàu có tiền muôn bạc triệu thì mình tùy duyên, sự xúc động của mình trước hình ảnh bầy chim đang đói thiếu ăn là sự cảm ứng tương thông giữa con người với sinh linh vạn vật
Cảnh vắng lặng hôm nay khác hẳn với những ngày đông vui trước, có nhiều người vui chơi sẽ có nhiều nguồn thức ăn ...bây giờ chúng ốm hẳn đi lo kiếm ăn không kể mạng sống thì giúp chúng lúc này mới là quý
Sáng hôm kia đang cho chim ăn thì có một cô hãy còn trẻ đi xe đến có lẽ cô đi làm hàng ngày ghé qua, cô nói thấy có mình cô mừng quá vì cô cũng thường cho bồ câu ăn trên đường đi làm ngang đây, nhưng chiều nay chỗ cô ở bị cách ly y tế khi cô trở về nhà, cô sẽ phải nghỉ làm trong một thời gian khá dài
... Đây là nỗi buồn không ai muốn nhưng phải đành chấp nhận khi khu phố mình có người bệnh, cô đợi Ti cho bồ câu ăn xong cô mới bắt đầu cho ăn tiếp, thường thì cô cho ít hơn mình, hôm nay bồ câu khắp nơi đổ về thật nhiều số lượng Ti mang theo gần gấp đôi mà không xuể có thêm phần cô cho chắc chúng no lòng hơn !
Chào cô mà lòng ái ngại vì thấy ánh mắt cô buồn, cô hỏi thăm mình có đi cho chúng ăn thường không mình nói hai ngày 1 lần khi không có dịch bệnh, có dịch bệnh thì thường xuyên hơn vì Ti nghỉ ở nhà... Cô nói bồ câu ở đây còn đỡ chứ bên phố đi bộ còn thê thảm hơn vì không có một ai ghé cho ăn nữa, hôm nay bồ câu nhiều thật nhiều có lẽ chúng từ bên đó bay qua ?!
Ngồi sau xe Ti chở đi mình thấy cô nhìn theo lòng cảm thấy vừa vui vừa buồn, hóa ra tuổi trẻ cũng có người có tâm hồn yêu thương chim muông, đồng cảm với hai cô cháu, biết xúc động và cứu giúp bất cứ sinh vật nào cũng đều trân quý như nhau
Nhìn mà thương cô chiều nay khi trở về nhà lại chịu cảnh cách ly nhưng chắc là cô cũng an tâm hơn vì đàn bồ câu không phải bị đói ...,!!
NM PTND (P2)

Tạm biệt chim câu

Ngày mai lại bị "bó" chân ở nhà không thể cứu đói đàn bồ câu được, cũng không có ai quen để có thể gởi chút lúa gạo cho chúng nó ăn... Thật tội nghiệp !! Quên nữa còn có bầy se sẽ rất đông, hôm qua có "nói" với chúng ráng tìm nhà bay theo thì sẽ có ăn,....nhưng tiếc thay đây không phải là bồ câu đưa thư, buổi trưa về đang chăm sóc cây sau cơn mưa lớn lại thấy một nhóm se sẽ nhảy nhót tìm ăn, vội lấy nắm lúa cho chúng nhưng nơm nớp lo mấy tay thiện xạ rình bắt chim mà ăn vì đói mà không đói họ vẫn bắt... !!
Cái duyên với bồ câu chuyển qua cho Ti giờ lại tạm ngưng !! Sáng nay là ngày chót cho bồ câu ăn đây, một ngày rằm tháng bảy lịch sử trong đời mình, không đi chùa cầu siêu cho ông bà cha mẹ, không đi viếng được mộ và tro cốt hai bên, xin hồi hướng ngưỡng vọng các hương linh thân thuộc của dòng tộc nội ngoại ở trong và ngoài nước chứng tri, xin cứu độ cho toàn thể chúng sinh mau thoát khỏi dịch bệnh, sớm được quay lại với những ngày lễ Vu Lan ấm áp trang trọng như xưa, định cúng rằm buổi sáng chiều cúng ngoài sân....nhưng đành dời lại qua hai tuần nữa, thương những vong linh ra đi đói khổ trong mùa Vu Lan nầy, xót cho người nghèo khổ trong vùng cách ly chỉ biết mong chờ mạnh thường quân bên ngoài cứu giúp !!
Biết nói sao bây giờ ?! Mọi việc hãy còn rất rất khó khăn trước mắt !! 
NM PTND (P3)