Nhật Ký của Bồ Câu
Hôm nay ngày 31/12/2021 là ngày cuối cùng của năm cũ với bao nhiêu câu chuyện cần ghi lại....!!
Dịch
bệnh vẫn còn đang hoành hành trên đất nước chúng ta, song song
với sự tàn phá vô tình của Covid về mặt vật chất nhưng về mặt tinh thần thì nỗi
đau nầy cũng khó có thể nguôi ngoai, chúng ta không hề xác thực được sự ra
đi, mất mát của biết bao nhiêu thân phận con người cho dù vô tình hay hữu ý duy chỉ có tâm thức chúng
ta mới cảm nhận được mà thôi!!
Qua hai năm Covid "thăm viếng"
xã hội, chúng ta vẫn sống như thế đó..... Hàng ngày từ sáng sớm hai cô cháu thường xuyên đi cho bồ câu
ăn, lúc mới bắt đầu thì chỉ có hai cô cháu thôi, về sau dần dần xuất
hiện thêm vài ba người nữa cũng tha thiết với bầy bồ câu "chim trời"
phiêu lãng nầy...Lâu dần chúng tôi thành quen mặt và khá thân nhau....nhưng cũng
thật là hữu tình và...thơ mộng, sau này mới nhận ra rằng đan xen vào đó lại có yếu tố tâm linh giữa
thế giới hữu hình nầy!! Người thì đông nhưng những người nổi bật thì chỉ
có thể đếm trên đầu các ngón tay
1/ Người đàn ông lịch sự với túi gạo trắng trên tay :
Mỗi
sáng sớm khi đến trước sân nhà thờ Đức Bà, Ti thả mình xuống để rải thực
phẩm cho bồ câu thì mình chỉ cứ lo mãi miết nhìn từng đàn bồ câu bay lượn
từ trên cao và khắp nơi đổ về...Chúng vừa ăn vừa kêu ríu rít trong họng
như vui mừng tranh thủ chen chúc nhau mà ăn, có những hôm từ xa đã
thấy chúng lang thang đi rải rác kiếm tìm chờ đợi...chỉ cần thấy mình từ
xa là chúng đã ào ào tranh nhau bay tới ríu rít hối hả !
Mặt
trời khi lên sớm, lúc sáng trễ...bồ câu và người dần lưu luyến nhau,
thân thiết như có hẹn trước có lẽ vì vậy đôi khi khách đến cầu xin trước
tượng Đức Mẹ Maria nhìn cảnh này rất thích thú, có một cô từ ngoài Bắc vô
TP chơi đã hỏi chim nầy của cô nuôi hả chúng cả ngàn con không ...Cô ấy
rất ngạc nhiên khi biết đó chỉ là bầy bồ câu vô chủ bay đi khắp nơi, có thể
trong đó có một phần của nhà thờ đã nuôi và lâu ngày nhóm bồ câu trở nên đông vui hơn..
Một
thời gian sau công viên trước nhà thờ càng đông đảo hơn nữa, nhờ số youtuber và khách
vãng lai, đôi khi còn có các nhóm sinh viên trẻ trung hoặc người đi đường cũng thích
thú dừng chân nhìn ngắm và thu hình...!
Bây giờ sáng
sáng lại có một đoàn "cua rơ" nam hơi cao tuổi nhưng rất năng động rộn
ràng...các anh cùng đi xe đạp đua, mặc đồng phục áo thun đủ màu trông rất vui vẻ và
yêu đời, các anh cũng đã dừng chân nghỉ mệt trước sân khuôn viên nhà thờ, có một
ông cất tiếng nói đùa rất lớn cố ý cho mình nghe là cho bồ câu ăn nhưng đừng bắt nó
nha...Ti không hiểu đó là lời nói đùa cho nên ra vẻ bực mình....mình phải
vội giải thích mấy ổng nói giỡn cho vui chọc mình đó, không lẽ một "bà
già" hàng ngày cho chim ăn lại chạy theo đuổi bắt bồ câu ?!
Và
tháng ngày dần qua.... sáng sáng sau nầy nhóm chạy xe đạp thể thao đều ngừng
lại nơi đó ngắm bồ câu ăn coi như đây là một cái trạm nghỉ chân cho mọi người trước khi "đua"
Cho
đến một buổi sáng với giác quan thứ sáu mình lại có cảm nhận cũng ngay tại
nhóm chạy xe đạp sports đó còn có một đôi mắt khác đang nhìn mình...Với
linh cảm mình đã quay nhìn chung quanh quan sát, thật sự có một người
đàn ông đứng tuổi, trông
rất lịch sự mặc áo chemise trắng cũng đang đứng đối diện với tượng Đức
Mẹ tay cầm một túi gạo trắng rải từ từ những nắm gạo cho đám bồ câu hãy
còn lang thang trong sân, cảm thấy hơi ngượng ngùng và định nhường cho
người đàn ông đó cho bồ câu ăn mình sẽ đi nơi khác cho nên mình quay
sang nhìn ông ấy thì
không ngờ ông ta cũng đang nhìn mình cười, chào và giơ cao cho mình thấy túi
gạo đang cầm trong tay !!
Có lẽ lúc bấy giờ chỉ có
hai người nhìn thấy nhau và hiểu ý nhau, tôi đã lẳng lặng quay ra xe không
nói gì với Ti chỉ nói với cháu có người đang cho bồ câu ăn thôi nhường
cho người ta đi...Và từ đó cứ hai ngày một lần như có hẹn mình lại thấy ông ta, có hôm người
đàn ông đó đứng bên phải của mình đối diện tượng Đức Mẹ, có bữa ông ta
lại đứng phía bên trái đối diện với mình...ban đầu luôn có túi gạo
trắng trên tay...nhưng sau nầy không còn túi gạo trên tay nữa và như đến hẹn lại lên,
người đàn ông đó luôn đến sớm và về sau khi mình rời đi, khi thấy mình
nhìn qua thì ông ta lại tươi cười chào..Thật là khó hiểu và ngại vô
cùng.!?
2/ Cô phóng viên xinh xắn của báo...TP HCM
Cũng
khoảng thời gian cuối năm này, một buổi sáng sau khi cho bồ câu ăn,
người đàn ông vẫn còn đứng đó, thì trong sân xuất hiện một cô gái mặc
đầm khoác chiếc áo màu ngọc một
tay cầm chiếc dù, điểm đặc biệt là cô có đeo trước ngực một bộ máy ảnh
trông chuyên
nghiệp vô cùng, cô đi lại chụp ảnh trong sân và chờ mình cho bồ câu ăn
xong cô mới
đến làm thân....Ban đầu cô cũng hỏi thời gian mình cho bồ câu ăn được
bao lâu rồi, và cô hỏi số lượng của lúa, cô cho biết đã đứng chờ mình
sáng nay qua "tin tức" của chú bán vé số cô đã biết mà đón mình....Và
bất chợt cô hỏi
tên, tuổi rồi ngỏ ý xin cho cô chụp một tấm ảnh kỹ niệm....Lúc nầy mình
mới
nhìn cô kỹ hơn và ngờ ngợ nhận ra có việc gì đó "hơi đặc biệt" tuy
nhiên mình đã từ chối chụp ảnh...Cô nói không có gì đâu vì đây chỉ là
chuyện vui mà thôi
....cô cho biết ý cô muốn viết một bài về bồ câu và mình trong số báo
Xuân năm nay, ôi
trời...nghe mà...hết hồn nhưng vui mà vẫn không dám nhận lời....!
Đối
diện qua bên kia sân, người đàn ông vẫn đứng đó nhìn. không biết cô phóng
viên đến trước và ông ấy có nói chuyện với nhau chưa...Nhưng mình không thể xuất
hiện trên số báo xuân năm mới cho dù hình ảnh bồ câu là một loài chim
thật hiền lành và dễ thương nhưng giá mà mình lại là một cô thiếu nữ thanh xuân
thì hợp lý hơn
Mình đã xin lỗi cô và hỏi cô
là phóng viên của báo nào...Cô cũng không ngần ngại cho biết...., trong lúc
cô hào hứng vui vẻ thì mình "hết hồn" vì thật là sự trùng hợp bất ngờ!!
Nói
với cô như vậy lại càng không thể tuy rất vui và hãnh diện vì đây là
một tờ báo lớn và có uy tín, nhưng tiếc thay bài được đăng lên sẽ có
"tiếng đồn vui vang xa" vì em của mình trước đây đã phục vụ trong ngành,
không chừng khi báo phát hành chưa đọc mà mọi người đều biết vì các bạn
của em trai sẽ nhìn ra !!
Cô nói như vậy càng
hấp dẫn và vui hơn chứ sao, không biết lúc đó nghĩ như thế nào mình đã
nói nhỏ với cô bên kia sân đối diện có một người đàn ông lịch sự cũng
thường "cứu đói" cho đám chim bồ câu nầy,...Mình đã chạy ra thật nhanh
sau khi giơ tay chào cô mong cô sẽ có một bài viết Xuân về bồ câu thật
hay và thật hấp dẫn với hình ảnh của nhân vật mà mình giới thiệu..!!
Tết
năm rồi vì dịch bệnh không thấy báo Xuân bày bán, hỏi em trai nó cũng nói
năm nay không có báo Xuân phát cho.mọi người..Hi vọng cô đã tìm được đề tài mới về mùa Xuân qua
một chủ đề khác và cảm ơn cô đã chọn một "bà già" như mình cùng góp vui với đám bồ câu
xinh xắn cho bài báo mùa Xuân 2021 không ổn định này
Ngày
mai đã sang năm 2022, đã tạm qua thời kỳ dịch bệnh khủng hoảng của năm
2021, bất chợt mình lại nghĩ đến cô không biết cô có đề tài gì mới cho mùa
Xuân năm nay không, nhưng vẫn mong cô vượt qua tất cả gian nan dịch bệnh để tiếp tục sứ mạng
cầm bút phục vụ độc giả, cô có hỏi qua năm sinh và học vấn của mình rồi mới
xin chụp ảnh...Ôi giá mà mình còn trẻ, giá mà em mình và bạn mình không ai
biết.đến mình...
Mong rằng cô sẽ chuyển đề tài qua "người đàn ông lịch sự đối diện" bên kia sân
!!
3/ Cô gái trẻ với chiếc áo khoác xanh thoáng qua
Trong
những tháng ngày cho bồ câu ăn, có đôi khi trước sân tượng Đức Mẹ
lại xuất hiện một vài nhân vật ..."khác thường" không ưa thích sự xuất hiện
của
đám chim bồ câu dễ thương nầy, mỗi khi anh ta đang cầu kinh
miệng đang đọc mà mắt lại gườm gườm nhìn đám bồ câu, bó hoa anh dâng lên
Đức Mẹ vẫn luôn "an toàn" xinh đẹp không hề bị quấy phá tuy nhiên anh ta vẫn
không
hài lòng, dầu vẫn kiên trì đọc kinh cho xong, nhưng trước khi rời chỗ quỳ anh
ta lẩm bẩm điều gì không rõ rồi lại bỏ đi, đi được một quảng anh lại
quay
lại nhìn đàn bồ câu với đôi mắt không thiện cảm rồi lẩm bẩm một lúc!! Hậu quả là lần sau lũ chim bồ câu vắng hẳn đi,
chúng tập trung phía bên kia đường trước sân trường học mà chờ đợi hai
cô cháu, nhìn qua sân cậu thanh niên giờ an nhiên quỳ trước
tượng Đức Mẹ mà không ngó qua ngó lại không hiểu anh ta đã nói gì mà bồ
câu lại biết mà tránh xa ?! Bên này đường lũ chim vẫn hồn nhiên
thưởng thức từng nắm lúa rải ra cho chúng, riêng cô gái áo khoác xanh có
vẻ hơi ngạc nhiên khi không thấy bóng dáng lũ chim trong sân như thường lệ.....
Mỗi buổi
sáng khi hai cô cháu đang cho bồ câu ăn thì cô chạy xe đến, cô thường
nhìn thoáng qua nếu thấy mình đang cho chim ăn bên nầy cô lại chạy vòng qua phía đối
diện và rải thức ăn bên đó cho chim,,, thức ăn của cô khi thì cơm trắng
phơi hơi khô, lúc lại là những mẫu bánh mì xé nhỏ phơi khô, có lẻ bận đi
làm cho nên cô đứng nhìn một chút là lên xe chạy đi một vòng rồi theo
hướng đường Đồng Khởi và cô đi luôn...
Chúng tôi
thường nhìn nhau, với thời gian cũng hiểu biết nhau...Mãi cho đến khi dịch bệnh
bùng nổ thì bữa sáng cuối cùng cô đã dừng xe đến bên tôi nói chuyện dù
là lần đầu tiên tiếp xúc nhưng dường như gần gũi thân quen, tôi còn nhớ
cô hỏi tôi có cho bồ câu ăn hàng ngày không, tôi nhớ đã trả lời với cô mấy hôm
không có dịch thì cách ngày, nhưng mấy hôm nay Ti "thất nghiệp" thì lại
cho chim ăn hàng ngày!! Cô đã thở một hơi dài nhẹ lòng và nói, con đi
làm sáng nay chiều về lại bị cách ly rồi, có cô con rất mừng vì con lo
không biết ai sẽ cho chim ăn...Tôi đã rất cảm động nhìn nét mặt buồn chân
thành cùng nỗi lo âu của cô hiện lên đôi mắt....Cô chào tôi lên xe chạy đi làm
nhưng biết chắc rằng nỗi niềm lo lắng đang đè nặng trong lòng cô, lo cho mình
trong những ngày làng xóm bị cách ly sắp tới, lo cho đám bồ câu ngây
ngô đáng thương....
Lệnh giãn cách đã bỏ, hai
cô cháu lại tiếp tục cuộc "hành trình" tạm ngưng...Suốt gần cả tháng qua tôi
không còn gặp lại cô gái đó nữa, thương cô giản dị, thương lòng cô từ
tâm và cũng không biết cô có còn khỏe mạnh sau đợt cách ly vừa qua không,
hay cô mất việc về quê., tôi không dám nghĩ đến việc cô bị lây bệnh....Nói với Ti thì nó nói không chừng cô không còn đi
làm nữa?! Nhưng sao trong lòng tôi lại có nỗi bồn chồn bất an không
nguôi,....nỗi niềm đó khiến cho mỗi sáng tôi thường nhìn quanh trong lúc Ti
cho bồ câu ăn mong sẽ được thấy cô chạy một vòng nhìn bồ câu
ăn rồi mới an lòng chạy xe về hướng Đồng Khởi !!
Duy
nhất có một lần tôi được toại nguyện khi đang suy nghĩ về cô thì bất
chợt quay lại thấy cô lái xe phớt ngang sau lưng, không biết
trước đó cô có thấy bồ câu đang ăn không, chiếc xe cô sạch sẽ hơn và nhất
là chiếc áo khoác xanh lá thật mới tinh tươm, trên chiếc xe của cô trống
trơn, không có giỏ xách hay lon thức ăn cô mang đến cho chim, lạ hơn là
mình cảm nhận được cô đang chạy xe quan sát đàn chim, cô chạy một vòng chung quanh
khu vườn có tượng Đức Mẹ rồi đi luôn ...không hề đánh vòng quay xe lại để
đổ ra đường Đồng Khởi, chiếc xe và cô trong chiếc áo khoác xanh đọt
chuối mới mang vẻ thanh thoát và nhẹ tênh như hài lòng và thanh thản...!!
Không
hiểu sao tôi lại có tâm trạng đó và trong lòng khẳng định đó chính là
cô gái đã nói chuyện với mình, nhưng giờ hẳn cô nhẹ nhàng không còn cực
khổ vì cuộc sống nữa !! Hỏi Ti có nhìn thấy cô không thì Ti nói không hề
...Có lẽ tôi và cô gái đó "đồng thanh tương ứng" cho dù hai chúng tôi ở
hai thế giới khác nhau nhưng chắc rằng bồ câu đã là cái duyên đã giúp
cho tôi được gặp lại cô một lần nữa giữa hai thế giới hữu hình và vô
hình nầy...Mong cô an lành và dịch bệnh không bao giờ làm cho cô đau khổ nữa,
không hiểu sao tôi có cảm giác đây là lần cuối cùng tôi được trông thấy bóng dáng
thân thuộc của cô !!
Cả
hai cô cháu đều đồng ý gọi cô là homless, vì cô trông rất giống với những
người homless bên Mỹ, cảm tưởng như tất cả những hành trang và quần áo cá nhân cô đều
xếp thật gọn gàng trong mấy cái túi và vali nhỏ và cô treo tất cả trên chiếc xe
gắn máy của mình. Cô xuất hiện gần như sau cùng trong "khu vườn" của
tượng Đức Mẹ, cô cũng yêu bồ câu, thức ăn của cô dành cho bồ câu là bất
cứ món nào cô ăn, khi thì cơm,lúc thì mì gói, bánh mì xé nhỏ, cô thường mặc
áo đầm hoặc áo kiểu quần tây có chút màu mè đỏm dáng và.... hơi bất bình thường vì đôi
khi bắt gặp cô ngồi cười ngu ngơ nhìn theo đám bồ câu ăn hay bay cao... Đôi lúc cô ra đứng
giữa trời vừa cười vừa lẩm nhẩm hát nhìn bồ câu ăn hoặc bồ câu bay đến từ xa, mái tóc cô được
cột bằng cái khăn voan đủ màu, cô mập mạp da ngâm đen...Trông cô như vậy
nhưng rất hiền lành không nói tới ai
Nhưng mãi
đến một ngày cũng trong thời giãn cách xem Tivi vô tình tôi thấy cô
được một Youtuber phỏng vấn và rất là ngạc nhiên khi thấy cô vui vẻ tỉnh
táo trả lời phỏng vấn thật chỉnh chu khôn ngoan như một người phụ nữ đảm đang của
gia đình...
Và rồi tôi cũng không được gặp lại
cô nữa, ngay chỗ góc cô hay ngồi buổi sáng bây giờ vắng cô, vắng cả chiếc xe
gắn máy của người homless !!Thật là buồn vì Covid có tha cho ai đâu từ
người trẻ cho đến người già...
5/ Nhóm xe đạp thể thao của người lớn tuổi
Cái
kết của bài tự sự nầy dành cho nhóm thể thao năng động của "quý ông yêu
đời"
cũng chắc là cái kết không vui vì sau ngày giãn cách hai cô cháu cũng
không thấy tập thể của nhóm nầy nữa, trước kia mỗi sáng đều thấy cả nhóm
mặc quần áo thể thao đạp xe đạp cũng thể thao khá chuyên nghiệp, họ kêu
gọi nhau
rất vui vẻ và sau nầy thường dừng lại tập trung trước sân tượng thờ Đức
Mẹ, có
lẽ thấy mình cùng độ tuổi nên các vị hay trêu đùa "cho bồ câu ăn nhưng
đừng
bắt bồ câu đi" ...
Đây là tất cả những hình
ảnh thân quen trước khi giãn cách, bây giờ thì không còn gặp lại mọi người nữa, có
khi có người vẫn mạnh khỏe, nhưng cũng có khi có người đã buông tay xa
rời cõi tạm nầy rồi !!
Sau giãn cách mình không
cho bồ câu ăn mà giao lại cho Ti, chỉ vì Ti thường đi hơn không có
mình thì Ti vẫn có thể cho bồ câu ăn, và Ti cũng có duyên với bồ câu
giống như mình, thấy Ti từ xa là bồ câu bay đến ào ạt, để cho Ti gieo duyên vì nó cũng yêu mến động vật...Nhưng nhất là
mình muốn giữ lại tất cả những hình ảnh đẹp mà buồn đã qua trong tâm mình vì biết khó có thể
gặp lại những người "quen cũ" !!
Chỉ còn hơn 10g nữa là tất cả
chúng ta sẽ cùng chuyển sang năm Dương lịch mới 2022, mình ngồi đây cố viết lại những
hoài niệm của năm 2021 sắp qua đi...Cũng để ghi lại những kỹ niệm buồn vui với
đàn bồ câu vô tư, vô tội, hồi nhớ những người bạn dễ thương bây giờ không còn thấy nữa
và chắc không bao giờ được tái ngộ ?!
Xin nương theo
những cánh chim bồ câu hiền lành bay lên cao và bay xa mãi, xa chốn hồng
trần đầy đau khổ mà chúng ta trót đã vương mang....!!
NM Phan thị Ngọc Diệp
(Những câu chuyện trong mùa Covid)